Khi bạn bị Gout bạn sẽ được bác sĩ khuyên kiêng ăn thịt, hải sản, kiêng rượu bia để giảm hàm lượng purine dung nạp. Và rất nhiều người vì không hiểu đúng đã kiêng triệt để các loại đạm động vật dẫn đến thiếu chất hoặc vô tình vẫn ăn các loại thực phẩm chứa rất nhiều purine dù đã kiêng đủ thịt và hải sản dẫn đến tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Bệnh Gout có liên quan trực tiếp tới việc chuyển hóa Purin trong cơ thể. Các Purin ngoại sinh khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan và thông qua quá trình thoái biến tạo thành axid uric. Thế nhưng có phải loại thịt nào cũng có hàm lượng purine giống nhau? Loại cá nào cũng an toàn cho người bị Gout? Có thể bạn sẽ không nghĩ rằng 100g cá mòi có tới 480mg purine và 100g tim heo có tới 530mg purine và thịt bò chỉ chứa 120mg purine trên mỗi 100mg.
Thực chất thực phẩm được phân vào 3 nhóm: hàm lượng purine thấp, hàm lượng purine trung bình và hàm lượng purine cao. Khi bị Gout chúng ta nên hạn chế hoàn toàn thực phẩm trong nhóm chứa purine cao, ăn thực phẩm trong nhóm purine trung bình ở lượng vừa phải và tăng lượng thực phẩm trong nhóm chứa purine thấp.
Những thực phẩm giàu purine nhất thường chứa trên 150mg purine trên mỗi 100g đồ ăn và nên được hạn chế hoàn toàn bao gồm: thịt các động vật không được nuôi, hay được săn bắt ngoài tự nhiên như: gà lôi, chim cút, dê, cừu, thỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật (thận, tim, lách, gan,…); các sản phẩm lên men và chế biến sẵn như nem chua, lạp xưởng và xúc xích. Sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm và cá ngừ đều chứa hàm lượng purine cao.
Hình: các loại thịt được săn bắt tự nhiên
Nhóm có hàm lượng purine trung bình từ 50-150mg trên mỗi 100mg nên bạn vẫn có thể ăn ở lượng vừa phải từ 3-4 lần/ tuần như thịt gà, thịt heo, thịt bò, thịt vịt, trứng gà và các loại cá đồng. Một cách tính đơn giản là nếu bạn nặng 60kg thì chỉ nên ăn 55g -60g thực phẩm từ nhóm này trong một ngày.
Và tất nhiên nhóm có hàm lượng purine thấp từ 0-50mg bao gồm các loại trái cây, rau củ, yến mạch, ngũ cốc nên chiếm phần lớn khẩu phần ăn Người bị gout nên tăng hàm lượng vitamin C và vitamin K như chuối, bưởi, mơ, dưa hấu, lựu và lượng nước uống để thải độc tốt hơn. Kali có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp làm giảm huyết áp, cân bằng nước và điện giải. Kali cũng giúp tăng đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Ngoài ra các thực phẩm như bồ công anh, cải bẹ xanh và nam việt quất rất hay được dân gian dùng để điều trị gout.
Comments